[Thức ăn của trùn quế là gì?] Cách ủ và cách cho giun quế ăn
Trùn quế ăn gì? Nuôi trùn quế bằng thức ăn gì mau lớn, hiệu quả cao? Cách cho trùn quế ăn như thế nào? Là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu nuôi trùn quế. Cùng Chế phẩm vi sinh trả lời tất cả các câu hỏi trên qua bài viết:
“ Thức ăn của trùn quế là gì? Cách ủ và cách cho giun quế ăn?”
Giun quế ( trùn quế) rất mẫn cảm với ánh sáng, gió và nhiệt độ, vì vậy trong tự nhiên chúng thường chui xuống đất để sống? Vậy nuôi trùn quế phải cần đất? Không hẳn vậy, thực tế cho thấy nuôi trùn quế sử dụng hoàn toàn thức ăn là phân chuồng, phân xanh, rác hữu cơ … đã xử lý đặc biệt là phân bò mang lại hiệu quả rất cao.
Trùn quế ăn gì?
Giun quế ăn những gì? Có thể nói giun quế ăn được tất cả các loại phế thải hữu cơ và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp. Thức ăn của trùn quế có phổ rất rộng là vây! Tuy nhiên loại ưa thích nhất của trùn quế là phân bò.
Trùn quế rất dễ nuôi nếu biết cách. Trong cơ thể trùn quế rất giàu đạm, vì vậy thức ăn của chúng phải giàu dinh dưỡng để chúng hấp thu. Trùn quế có thể ăn được rất nhiều loại phế thải nông nghiệp, phân thải của vật nuôi. Tuy nhiên không phải giun quế ăn loại nào cũng mau lớn, nhanh đẻ trứng … Vậy làm thế nào để tạo ra được loại thức ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng cho trùn quế?
1.1 Các loại thức ăn của giun quế
Phân thải vật nuôi
Các loại phân thải vật nuôi chứa nhiều dưỡng chất như: phân lợn, phân bò, phân gà, phân trâu, phân ngựa … đều có thể dùng để chế biến thức ăn cho trùn quế. Trong đó, trùn quế thích ăn nhất là loại phân
Rơm rạ, lá cây, rác thải hữu cơ
Nguồn rác thải chứa nhiều chất hữu cơ cũng là loại thức ăn lý tưởng cho giun quế. Các loại rơm rạ, lá cây, rác hữu cơ … phải ủ hoai mục và bổ sung thêm nguồn chất thải giàu đạm để cân đối trước khi cho giun quế ăn.
Rác thải nhà bếp
Các loại rác thải hữu cơ từ nhà bếp như: vỏ trứng, vỏ trái cây, cuộng rau, lá rau, cơm thừa, canh thừa … có thể ủ hoai làm thức ăn cho trùn quế. Tuy nhiên lượng thức ăn này khá ít, nếu nuôi trùn quy mô công nghiệp thì phải tìm nguồn phân thải lượng lớn để chủ động nguồn thức ăn cho trùn quế.
Phân xanh, lục bình, rau quả thừa
Lục bình, cỏ tươi, rau quả dư thừa sắp hỏng … cũng là nguồn nguyên liệu sử dụng để chế biến thức ăn cho trùn quế hiệu quả.
Nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm là lục bình, đã có nhiều trang trại nuôi trùn quế bằng lục bình thành công. Lợi ích của việc nuôi trùn quế bằng lục bình là nguyên liệu dồi dào, rẻ tiền, giữ ẩm tốt, lục bình có hình ống là nơi trú ẩn lý tưởng cho giun quế.
Phế phụ phẩm nông nghiệp
Các loại cám gạo, cám ngô, vỏ trấu, vỏ lạc … cũng có thể sử dụng để chế biến thức ăn cho giun với tỉ lệ nhất định trong công thức khi ủ thức ăn cho giun quế
Thức ăn công nghiệp sản xuất sẵn
Loại thức ăn này được sản xuất bán sẵn trên thị trường, tuy giá khá cao so với tự làm nhưng hàm lượng dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, đảm bảo cho các bữa ăn ưa thích cho trùn quế. Bà con có thể tìm mua tại các cửa hàng bán phụ kiện nuôi và thức ăn công nghiệp cho giun quế nhé!
1.2 Tại sao phải xử lý ủ thức ăn trước khi cho trùn quế ăn?
Ủ thức ăn cho giun quế bằng chế phẩm sinh học là cách chế biến thức ăn cho giun quế hiệu quả, tiết kiệm nhất hiện nay
Mục đích của quá trình ủ thức ăn cho giun quế
– Làm chín thức ăn cho trùn quế bằng phương pháp sinh học
– Khử mùi hôi thối sinh ra trong quá trình chế biến ủ thức ăn cho giun
– Làm giàu dinh dưỡng cho thức ăn của trùn quế: các vi sinh vật sinh ra nhiều đạm, dưỡng chất, khoáng chất … giúp cân bằng và ổn định dinh dưỡng thức ăn cho trùn quế.
– Diệt mầm bệnh có trong phế thải, phân thải vật nuôi
– Giúp giun quế dễ hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, tiêu hóa tốt, nhanh lớn, ít bệnh, đẻ trứng nhiều
– Cung cấp hệ vi sinh vật hữu hiệu cho môi trường sống của giun, ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
1.3 Một số lưu ý không nên cho giun quế ăn
Để đảm bảo sức khỏe và năng suất của giun quế. Bà con cần lưu ý khi cho trùn quế ăn như sau:
– Không nên cho giun ăn phân thải vật nuôi chưa qua xử lý
– Các loại phế thải hữu cơ có mùi hôi thối, nhiều ruồi nhặng
– Các loại hoa quả có múi, các loại lá có chất độc…
– Loại bỏ bớt nước tiểu của vật nuôi vì trong nước tiểu chứa nhiều acid uric có hại cho giun quế
– Không cho giun ăn các loại thức ăn đóng tảng chặt (phải làm tơi xốp), vì giun khó hoạt động và không ăn được thức ăn.
2. Cách ủ thức ăn cho trùn quế ăn
Ủ hoai phế thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học đều có thể dùng làm thức ăn cho trùn quế được. Tuy nhiên thức ăn tốt nhất cho giun quế phải đảm bảo:
– Giàu dinh dưỡng, giàu đạm, sạch nguồn bệnh
– Có độ tơi xốp cao
– Cân đối dưỡng chất
– Không còn mùi hôi thối
Sử dụng thức ăn đã ủ hoai để cho trực tiếp vào nuôi giun quế. Được sử dụng để làm chất nền nuôi trùn.
2.1 Công thức ủ thức ăn cho trùn quế tốt nhất
– Phân bò: 1 tấn ( có thể dùng phân lợn, phân gà, phân trâu, phân ngựa … thay thế) chiếm khoảng 50%
– Rơm rạ, bã mía, mùn cưa …: 300 – 400kg, khoảng 20 – 25%
– Rau xanh, lục bình, lá cây: 500 – 700kg, khoảng 25 – 30%
– Cám gạo, cám ngô: 30kg
– Chế phẩm EMGRO – men vi sinh EM gốc: 1 lít
– Chế phẩm sinh học EMZEO: 3 gói 200gr
– Mật rỉ đường: 5 lít
2.2 Chuẩn bị nơi ủ
Nếu số lượng ít, có thể dùng chậu, thau,…. Còn ủ với số lượng lớn thì lời khuyên tốt nhất là nên xây riêng hẳn một bể hoặc hồ cho rộng rãi.
Lưu ý là nên chọn nơi ủ có ánh nắng và độ ẩm vừa đủ. Khô thoáng, tránh mưa gió, dùng bạt để che đậy
2.3 Cách tiến hành ủ thức ăn cho trùn quế
Bước 1: Sinh khối EM gốc ( EMGRO) ra chế phẩm EM thứ cấp
Cách làm: 1 lít EMGRO + 5 lít mật rỉ + 95 lít nước sạch + 2kg cám gạo cho vào thùng khuấy đều vặn chặt, đậy kín để 5 – 7 ngày lấy ra sử dụng
Bước 2: Thực hiện ủ
– Trộn đều cám gạo, cám ngô với 3 gói chế phẩm EM (EMZEO) 200gr
– Rải một lớp rơm rạ, rau xanh, lục bình, lá cây … với chiều dày 7 – 10 cm
– Tưới men vi sinh đã sinh khối ở bước 1, rắc bột cám gạo đã trộn men lên trên bề mặt
– Rắc phân bò lên trên bề mặt với chiều dày 5 – 7cm. Tưới nước men vi sinh và bột cám gạo trộn chế phẩm
– Cứ tiếp tục làm tuần tự khi hết nguyên liệu
– Đảo đều đống ủ và bổ sung thêm nước sạch cho đạt độ ẩm ủ 50% ( nắm nhẹ khi có nước rỉ qua kẽ ngón tay)
– Đánh đống ủ và dùng bạt để che đậy đống ủ
– Định kỳ 7 – 10 ngày đảo trộn 1 lần ( nếu không có thời gian thì để ủ lâu hơn)
Bước 3: Thời gian ủ
– Đối với phân bò 3 – 4 tuần là sử dụng được
– Phân lợn, phân dê thời gian ủ 4 – 5 tuần
– Phân gà, vịt … thời gian ủ lâu hơn: từ 5 – 6 tuần