Hạt giống ngô nếp HN92
- Là giống ngô nếp trắng dẻo, ngọt bùi, thơm ngon, chất lượng cao, loại ngô này khiến người ăn không thể quên mùi vị sau khi ăn, giống này là giống chín sớm, từ khi gieo tới khi thu hoạch tươi mất khoảng 80 ngày, trọng lượng mỗi bắp tươi đạt 450 - 550gam/bắp, giống này bắp khá lớn, hiếm gặp ở các giống chín sớm, có chất lượng cao. Mật độ trồng không quá 4.500 cây/1000m2. Chiều cao cây 210cm, chiều cao của tai 80cm, tai hình trụ tươi dài 21 - 23cm, tai dày 5.3cm, số hàng tai 16 - 18, số hàng hạt 42 hạt. Năng suất có thể đạt tới 68%. Hạt có màu trắng, vỏ mỏng, không bã, ngọt và sáp, đội tươi tuyệt vời.
Lưu ý:
- Nên trồng riêng với giống ngô khác trên 500m2 để đảm bảo chất lượng không bị ảnh hưởng do tạp giao.
- Cần phòng trị bệnh bạc lá ở ngô
Đặc điểm canh tác
- Giống ngô nếp siêu ngọt có thể trồng trong bốn mùa ở vùng nhiệt đới hoặc 2 mùa ở vùng cận nhiệt đới. Không trồng được ở khu vực lạnh dưới 10 độ C nó sẽ kém, ảnh hưởng tới chất lượng.
- Mật độ trồng tối ưu 4500 cây/1000m2.
- Sử dụng phân lân và kali, phân hữu cơ có thể cải thiện chất lượng, chú ý chống bệnh gỉ sét và sâu đục thân vào mùa thu ở miền Bắc Việt Nam.
- Khi trồng ngô này tránh trồng gần với các loại ngô khác nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng do sự thụ phấn và tạp giao với ngô khác.
- Phải thu hoạch kịp thời, tai tươi phải được thu hoạch trong vòng 20 - 22 ngày sau khi thụ phấn.
- Nếu trồng cùng với các giống ngô khác thì nên trồng cách nhau 300m hoặc trồng chênh nhau 15 ngày để đảm bảo cách ly với các giống ngô khác.
Kỹ thuật gieo trồng hạt giống ngô nếp siêu ngọt
Thời vụ gieo trồng:
- Có thể gieo trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động, tuy nhiên cần tránh các tháng ngô trổ cờ phun râu vào thời tiết quá khô, nóng quá lạnh hoặc gặp các tháng nhiều mưa bão.
- Có thể gieo vụ xuân từ 20/1 - 25/2, vụ thu đông từ 1 - 15/9, vụ đông 20/9 - 15/10.
Kỹ thuật gieo hạt giống ngô nếp lai
- Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao bà con cần phơi ngô giống qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.
- Ngâm hạt giống ngô nếp vào 2 sôi 3 lạnh từ 3 - 5 tiếng, sau đó ủ hạt giống ngô nếp lai vào khăn ẩm hoặc bà con có thể gieo trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc ra khỏi mặt đất.
Mật độ gieo trồng hạt giống ngô nếp
- Khoảng cách gieo trồng giống ngô nếp lai hàng cách hàng 60 - 70cm, cây cách cây 35cm.
- Bà con cần gieo thêm 10% hạt để trồng dặm những cây bị chuột ăn, cây kém đảm bảo sự đồng đều dễ chăm sóc.
Phân bón và chăm sóc giống ngô nếp lai
- Để đạt năng suất cao bà con cần bón phân cân đối, tập trung, bón sớm. Nên dùng phân tổng hợp NPK để bón lót và bón thúc. Lượng phân bón tùy theo từng loại đất mà bón khối lượng khác nhau.
* Sử dụng phân bón tổng hợp NPK
- - Bón lót: bón 700 kg/ha phân NPK (5:10:3).
- Bón thúc lần 1 (giai đoạn cây 5-7 lá): bón 250 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 40-50 kg/ha đạm urê, kết hợp làm cỏ, xới vun gốc.
- Bón thúc lần 2 (giai đoạn xoắn nõn): bón 200 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30-40 kg/ha Kaliclorua, kết hợp xới, vun cao chống đổ.
* Hoặc sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp phân vô cơ
- Phân chuồng: 2 - 3 tạ/sào hoặc 15 - 20kg phân vi sinh
- Đạm ure: 10 - 12kg/sào
- Supe lân: 12 - 15kg/sào
- Ka Li: 5-7kg/sào
Cách bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ:
+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:
Đợt 1: khi ngô 3 - 4 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
Đợt 2: khi ngô 7 - 9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali + lượng đạm còn lại
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
- Bà con cần vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.
- Vun cao gốc kết hợp làm cơ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.
+ Lần 1: khi cây 7 - 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc
+ Lần 2: trước trổ cờ 10 - 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.
+ Lần 3: sau khi cây thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.
Sau khi cây trổ cờ phun râu, ta có thể tiến hành rút 10 - 15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.
* Phòng trừ kiến, sâu xám, nhậy trong đất bằng Vibam 15-20 kg/ha hoặc Vibasu 10H/ha rắc vào trước khi gieo. Phòng sâu đục thân, đục bắp non bằng cách rắc Vibasu, Furadan vào loa kèn khi bắp được 7- 8 lá, nếu hộ nào tận dụng thân lá để cho gia súc ăn thì nên bón qua gốc.Trừ bệnh khô vằn bằng Validacin hay dọn bớt lá gốc khi bệnh mới xuất hiện.
Thu hoạch:
- Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh lúc nắng nóng làm giảm chất lượng bắp.